Dịch Thuật Tâm Hòa Phát
Danh mục sản phẩm

Mục tiêu mới công nghiệp ô tô hướng tới xe điện hóa

Dự thảo “Định hướng chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được Bộ Công thương công bố, lấy ý kiến đóng góp của xã hội.

Chiến lược mới, tầm nhìn đến năm 2045

Mới đây, Bộ Công thương đã đăng tải toàn văn dự thảo đề cương “Chiến lược phát triển các ngành ô tô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân.

10 năm trước, “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014.

Mục tiêu mới công nghiệp ô tô hướng tới xe điện hóa- Ảnh 1.

Công đoạn đánh bóng sản phẩm khung ghế bằng vật liệu composite tại nhà máy của Thaco. Ảnh: Thaco.

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công thương), cả nước hiện có 377 doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất ô tô, trong đó có 169 doanh nghiệp FDI, chiếm tỷ lệ 46,43%. Số lượng nhà sản xuất, cung ứng trong nước cho ngành công nghiệp ô tô còn khá khiêm tốn.

Tổng số sản phẩm trong ngành này là 1.221 sản phẩm, trong đó đa số là sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị của một chiếc ô tô.

Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp, mục tiêu đề ra là 30 – 40% vào năm 2020, 40 – 45% vào năm 2025 và 50 – 55% vào năm 2030 nhưng con số thực tế hiện nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%, thông tin được cung cấp từ doanh nghiệp.

Tỷ lệ nội địa hóa hiện có Thaco đạt khoảng 15-18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Innova. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đề ra và so với các quốc gia trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia và Malaysia.

Mục tiêu mới thế nào?

Theo dự thảo đề cương, giai đoạn 2024 – 2030 được xác định là giai đoạn khởi đầu cho chiến lược, định hướng phát triển ngành ô tô Việt Nam sẽ đạt mức cơ giới hoá vào năm 2030 và đạt khoảng trên 1,5 triệu xe các loại.

Trong giai đoạn này xác định các dòng xe động cơ đốt trong vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong cả sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu.

Giai đoạn 2031 – 2035 sẽ là giai đoạn bước vào thời kỳ tăng trưởng nhanh; lượng xe điện hoá, xe hybrid, xe sử dụng năng lượng mặt trời, sử dụng nhiên liệu sinh học và nhiên liệu xanh mới… sẽ tăng mạnh mẽ, dần thay thế các dòng xe động cơ đốt trong.

Giai đoạn 2036 – 2045 được xác định sẽ là giai đoạn tăng trưởng mạnh của lượng xe điện hoá, xe hybrid, xe sử dụng năng lượng mặt trời, sử dụng nhiên liệu sinh học và nhiên liệu xanh mới, tiến dần đến sự ổn định của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Trong đó, xe điện hoá, xe hybrid, xe sử dụng năng lượng mặt trời, sử dụng nhiên liệu sinh học và nhiên liệu xanh mới, sẽ thay thế hoàn toàn 100% xe sử dụng động cơ đốt trong vào năm 2050.

Mục tiêu mới công nghiệp ô tô hướng tới xe điện hóa- Ảnh 2.Hạ tầng trạm sạc là nội dung mới, được đề cập trong dự thảo “Định hướng chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Ảnh: VinFast

Đối với tiêu dùng, đề án đề xuất xây dựng các chính sách giảm lệ phí trước bạ, 50% cho xe HEV, 70% cho PHEV và 100% cho BEV.

Đối với sản xuất, đề án nêu xây dựng trung tâm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo ô tô tại 3 miền: Bắc, Trung và Nam (Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM).

Đối với hạ tầng, đề án nêu cần phát triển cơ sở hạ tầng cho xe điện như trạm sạc điện, hạ tầng giao thông, quỹ đất bố trí trạm sạc. Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo cung cấp điện sạch cho các trạm sạc.

Index
--------